Công nghệ in Offset

Công nghệ in Offset

Công nghệ in offset là một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in.

In offset ngày nay đã trở thành kỹ thuật in phổ biến nhất trong in ấn thương mại. Tuy vậy trong các in ấn dành cho thú vui cá nhân, người ta vẫn có thể tạo ra một số ít sách với chất lượng cao, sử dụng cách in trực tiếp. Một số người vẫn thích các đường nét chìm nổi để lại trên giấy từ việc in trực tiếp.

Công nghệ in Offset - NAVICO

Công nghệ in Offset – NAVICO

Nguyên tắc hoạt động của máy in offset

Dựa trên cơ chế in ấn của máy in offset từ các bản in sang một tờ giấy khác thông qua bề mặt cao su trung gian và thường sử dụng các bản in phẳng ( làm từ kẽm hoặc nhôm ) trên các bản in đó các phần tử in và các phần tử không in cùng nằm trên một mặt phẳng.

Các phần tử không in trên bản in giữ lại một lớp dung dịch làm ẩm và các phần tử in có khả năng giữ lại lớp mực in không hòa tan với dung dịch làm ẩm.

Tốc độ in của máy in khoảng 10.000 đến 20.000 tờ/ giờ tùy thuộc vào khổ máy in và đặc tính của vật liệu in và kiểu cấp giấy.

Phân loại máy in offset : dựa vào các tính năng cơ bản của chúng mà máy in offset được chia là 2 loại

  • Máy in offset tờ rời : là máy in offset được sử dụng giấy in được cắt ra từng tờ rời nhau.
  • Máy in offset cuộn: là những máy in sử dụng giấy in vẫn nguyên dạng băng dài hay còn gọi là nguyên cuộn.

Ngoài ra người ta còn phân loại các dạng máy in theo các đặc điểm sau:

  • Theo số lượng màu cho một lượt in người ta chia máy in offset một mặt hay hai mặt.
  • Theo nguyên tắc cấu tạo bộ phận in ( gồm máy in offset 3 ống và máy in offset 4 ống ).

Quy trình in offset

Thiết kế chế bản – Output Film – Phơi bản kẽm – In Opset – Gia công sau in.

Những đặc điểm cơ bản của công nghệ in offset

  • Phần tử inkhông in hầu như cùng nằm trên một mặt phẳng.
  • Do tính chất hóa lý phần tử in bắt mực đẩy nước và phần tử không in bắt nước đẩy mực.

In offset là quy trình in gián tiếp được chia làm 3 giai đoạn cơ bản:

  • Trước tiên chà ẩmchà mực lên khuôn in.
  • Mực được truyền từ khuôn in lên bề mặt tấm cao su.
  • Kết thúc mực truyền từ bề mặt cao su sang bề mặt giấy in.

Thành phần chính của máy in offset:

  • Một đơn vị của thiết bị in gồm 3 bộ phận chính:
  • Trục ống mang khuôn (gọi là trục ống bản)
  • Trục ống mang tấm cao su ( còn gọi là ống offset)
  • Trục ống in, hệ thống lô truyền ẩm và hệ thống lô truyền mực.

Máy in gồm 3 cụm chính:

  • Cụm chuyển giấy trắng.
  • Cụm ép in.
  • Cụm vận chuyển tờ in ra bàn nhận sản phẩm.

Kỹ thuật in offset cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao, hình ảnh sắc nét nên rất thích hợp với việc sản xuất các sản phẩm in trên nền giấy như: sách báo, tạp chí, catalogue, tài liệu quảng cáo tiếp thị, các ấn phẩm cần thiết cho doanh nghiệp…Sản phẩm in có thể một màu hoặc nhiều màu với kích thước khác nhau tùy theo yêu cầu của khách hàng.

Quá trình in Offset

Quá trình in Offset

Ưu điểm của in offset

  • Chất lượng hình ảnh cao – nétsạch hơn in trực tiếp từ bản in lên giấy vì miếng cao su áp đều lên bề mặt cần in.
  • Khả năng ứng dụng in ấn lên nhiều bề mặt, kể cả bề mặt không phẳng (như gỗ, vải, kim loại, da, giấy thô nhám).
  • Việc chế tạo các bản in dễ dàng hơn.
  • Các bản in có tuổi thọ lâu hơn – vì không phải trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in.

Nhược điểm của in offset

  • Chất lượng hình ảnh kém hơn so với in ống đồng hoặc in khắc.
  • Các bản in kẽm nếu không được bảo quản đúng cách rất dễ bị hư hỏng
  • Không sử dụng cho in ấn số lượng nhỏ (thay vào đó là in kỹ thuật số).

Xem thêm: